-‘๑’ 4rKingGame.Com -‘๑’

Diễn Đàn Game - Chia Sẻ Game Miễn Phí

+Đăng Nhập

Đăng Ký

Bạn đang tìm game gì? hãy gõ vào khung tìm kiếm bên dưới nhé!

OpLegend.Com - Game Vua Hải Tặc mới nhất 2020: Miễn phí cày cuốc - Chơi trên PC Web và Mobile

anhduyhanh
anhduyhanh
anhduyhanh
anhduyhanh
Danh hiệuVi Phạm Nội Quy

Vi Phạm Nội Quy

1. Bức ảnh làm cả thế giới bàng hoàng Các Bác Xem Xong Đừng Khóc Nhá 359729
Các Bác Xem Xong Đừng Khóc Nhá 2

Bức
ảnh đoạt giải Pulitzer 1994 này được chụp khi xảy ra nạn đói khủng
khiếp ở Xuđăng, mô tả một em bé đang đói lả nhưng vẫn cố bò về phía trại
phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc, cách đó khoảng 1km. Con chim
kền kền đang chờ đứa trẻ bị chết để nó có thể ăn thịt.

Bức ảnh
đã làm cho cả thế giới bàng hoàng. Không ai biết điều gì xảy ra với em
bé, kể cả nhà nhiếp ảnh Kevin Carter, người đã rời ngay khỏi hiện trường
sau khi chụp. Ba tháng sau, Kevin tự sát.

Kevin Carter
(1961-1994) là nhà nhiếp ảnh tự do người Nam Phi, từng làm việc cho
Reuters và Sygma Photo NY, và là cựu biên tập viên ảnh của
Mail&Gaurdian.

Anh cũng nhiều lần được trao giải thưởng danh
giá là Giải thưởng Ảnh báo chí Ilford, trong đó có một lần ở thể loại
Tin ảnh Xuất sắc nhất năm 1993.
2.Bức ảnh thay nghìn lời nói về chiến tranh tại Việt nam
Eddie Adams (1933-2004) đã chụp hình cho một số chính trị gia và các sự
kiện nổi tiếng thế giới trong suốt một cuộc đời sự nghiệp dài và đầy
vinh quang của mình.

Nhưng có một bức ảnh đặc biệt đeo đuổi ông cho đến cuối đời và cũng vì
nó mà ông trở thành nổi tiếng nhất. (Thằng Cha Này Hành Quyết Người Ta H
Còn Nổi Tiếng Các Bác Xem Xong Đừng Khóc Nhá 574355 )

Đó
là bức ảnh nổi tiếng chụp cảnh một tướng của quân đội Miền Nam hành
quyết một người bị tình nghi là chiến binh Việt Cộng ở trên một đường
phố Sài gòn vào ngày 1 tháng 2 năm 1968. Theo lời của tướng Nguyễn Ngọc
Loan nói “Chúng nó đã giết hại nhiều đồng bào của tôi” và vị tướng này
đã giơ súng lục bắn thẳng vào đầu anh ta. Bức ảnh của Adams cho thấy
thời điểm viên đạn đang ghim vào đầu của nạn nhân.
Các Bác Xem Xong Đừng Khóc Nhá 77
Câu chuyện của tấm ảnh
(trích Phóng sự của Tom Buckley đăng trên Harper Magazine, tháng 4-1972)

Buổi
chiều ngày 1-2 có 1 cuộc đụng độ nhỏ ở vùng lân cận chùa Ấn Quang, cơ
quan chỉ huy của phe “chiến đấu” trong giáo hội Phật giáo. Trong lúc
trận đánh đang tiếp diễn, 1 tù binh được mang đến chỗ Loan, lúc đó đang
đứng với những phụ tá có lẽ cách đó nửa dãy phố. Không nói 1 lời, Loan
quăng điếu thuốc và móc khẩu súng lục ra. Ông ta lấy tư thế của 1 xạ
thủ, cánh tay phải giơ thẳng và, ở khoảng cách có lẽ 1 mét, bắn vào thái
dương của người tù này.

Trong cơn thịnh nộ, Loan đã xem thường
sự kiện là Eddie Adams, 1 nhà nhiếp ảnh của hãng Associated Press, và 1
nhóm phóng viên quay phim của hãng NBC đang ghi hình ông ta. Ông ta nhìn
họ sau khi bắn và có vẻ chắc chắn rằng ông ta sẽ ra lệnh tịch thu phim
của họ, nhưng không biết tại sao ông ta không làm điều đó. Trong vòng
vài giờ những bức hình của Adams đã được truyền đi khắp thế giới. Đêm
hôm sau cuộn phim được chiếu trên chương trình tin tức truyền hình
Huntley – Brinkley.

Hai phút tin tức trôi qua, trận đánh đã tàn
lụi, nhưng hình ảnh vẫn còn. Loan, mang giày ống, mặc áo giáp chống đạn,
là biểu tượng của sự dã man không thể cải biến. Người tù, nhỏ hơn, ốm
yêu, không nhìn thấy 2 tay vì bị trói ra sau lưng, chỉ mặc 1 chiếc áo sơ
mi rách nát và quần đùi. Khuôn mặt anh ta bị mép mó, bị đẩy sang 1 bên
bởi tác động của viên đạn trong đầu, tóc anh ta dựng đứng, miệng hà ra
như đang phát ra tiếng kêu cuối cùng.

Theo tôi đó là bước ngoặt,
giây phút khi mà công chúng Mỹ xoay qua chống lại chiến tranh. Cuộc tấn
công Tết Mậu Thân đã phá huỷ niềm tin vào sự đánh giá của những người
đang chỉ đạo cuộc chiến; hành động giết người của Loan đã đánh dấu sự
phá sản về đạo đức của nó. Cùng lúc đó dậy lên sự ngưỡng mộ miễn cưỡng
đối với sự can đảm của 1 kẻ thù đã chiến đấu rất lâu mà không có đến 1
chiếc máy bay, trực thăng, xe tăng, hay đại bác chống lại 1 quốc gia
hùng mạnh nhất thế giới, và những đội quân đánh thuê được tuyển từ khắp
châu Á.

Có 1 sự trớ trêu tế nhị trong tất cả chuyện này. Người
tù đã được xác định, hầu như chính xác, là chỉ huy 1 đơn vị đặc công
Việt Cộng. Người ta nói anh ta có 1 khẩu súng lục trong người khi bị bắt
giữ và đã dùng nó để bắn chết 1 tay cảnh sát. Không giống như những đơn
vị chủ lực lớn ùa vào Sài Gòn, mặc quân phục ka ki, và những đặc công
đã xâm nhập đại sứ quán Mỹ, những người đeo băng đỏ, người tù này không
có nhận dạng giống vậy. Sự kết liễu cho anh ta có lẽ là nhẹ nhõm hơn, vì
anh ta đã thoát được sự tra tấn kinh hoàng mà hầu như chắc chắn sẽ là
phần mở đầu cho cái chết trong cảnh lao tù.

Vụ giết nguời này gây sốc cho cả nước Mỹ

Cuộc gặp gỡ lại một tháng sau vụ giết người
Các Bác Xem Xong Đừng Khóc Nhá GenNguyenNgocLoan
Tướng cảnh sát Chính quyền Sài gòn Nguyễn Ngọc Loan( Thằng Cha Này Nó ở Việt Nam Mà Phản Nước Các Bác Xem Xong Đừng Khóc Nhá 377394 )

Loan
hớp 1 hơi rượu pha sô đa được người lính pha sẵn cho ông ta. Những thứ
này được giữ trong 1 quầy rượu di động gắn phía sau xe Jeep. Nghĩ rằng
ông ta đang trong tâm trạng dễ chịu, tôi yêu cầu ông ta giải thích lý do
bắn người tù ấy. “Tôi không phải là nhà chính trị, tôi không phải là
chỉ huy cảnh sát. Tôi chỉ là 1 người lính… Chúng tôi biết người đàn ông
này là ai. Tên anh ta là Nguyễn Tất Đạt, bí danh Hàn Sơn. Anh ta chỉ huy
1 đơn vị đặc công. Anh ta đã giết 1 cảnh sát. Anh ta đã nhổ vào mặt
người bắt giữ anh ta. Anh muốn chúng tôi làm gì? Nhốt anh ta trong tù
2-3 năm rồi sau đó thả anh ta về với kẻ thù à?”.

Tướng Loan sau này

Loan
được gửi sang Úc để chữa trị, nhưng bức ảnh và những bộ phim truyền
hình về vụ bắn tù binh đó đã khiến ông ta mang tai tiếng. Ông ta có vẻ
là mẫu người tiêu biểu của tất cả cái xấu xa và hèn nhát trong cuộc
chiến nói chung và của lực lượng Nam VN nói riêng, và sự phản đối của
công chúng đã buộc ông ta phải ra đi. Ông ta được đưa đến bệnh viện
Walter Reed Army ở Washington. Cái chân được cưa, nhưng nó không hơn 1
cây sậy. Một thời gian lâu sau khi ông hồi phục, trong khi Thiệu đã củng
cố xong quyền lực của mình, Loan và gia đình ông ta sống trong cảnh lưu
vong thực sự, trong 1 ngôi nhà ở Virgina, bị CIA giám sát chặt chẽ. Khi
cuối cùng ông ta được cho phép trở lại Sài Gòn, thì chỉ để nhận 1 nhiệm
vụ vô nghĩa và 1 văn phòng trống không.

Sau này, Thiếu Tướng
Loan cùng vợ di tản qua sinh sống tại Hoa Kỳ, mở một quán ăn nhỏ và sống
một cuộc sống nghèo khó với chiếc chân tàn tật vì chiến cuộc Mậu Thân.
Quán tên là LES TROIS CONTINENTS ở thành phố Springfield, tiểu bang
Virginia. Ở đó, ông và gia đình bị người Mỹ sĩ nhục và làm khó khăn rất
nhiều. Nhiều người Mỹ hung hăng đã xịt sơn lên tường nhà ông : "Ta đã
biết ngươi là ai rồi !".

Sự day dứt của tác giả tấm hình

Sau chiến tranh , khi Tướng Loan qua đời ngày 14-07-1998, chính tác giả tấm hình trên- Eđie Adams -đă khóc :
"Genaral ...tears are in my eyes ..." .
Ông đă viết như thế trên tràng hoa phúng điếu tướng Nguyễn Ngọc Loan .

Bản điếu văn sám hối của Adams được tờ tuần báo TIME đăng tải ngay trong số 27-07-1998. Có đoạn

"Tôi
đoạt giải Pulitzer trong năm 1969 nhờ tấm ảnh chụp một người bắn vào
một người khác. Trong tấm ảnh đó có đến hai người chết : Người nhận lãnh
viên đạn và Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Ông Tướng đã giết chết người lính
Việt Cộng, nhưng tôi giết ông Tướng bằng cái máy ảnh của tôi. Những tấm
ảnh vốn vẫn là những thứ vũ khí kinh khủng trên thế giới. Người ta tin
tưởng vào chúng, nhưng những tấm ảnh đó cũng có thể nói láo, thậm chí
không cần phải ngụy tạo. Chúng chỉ nói lên được có phân nửa của sự thật.
Những gì mà tấm ảnh này chưa nói lên được là : " Người ta sẽ hành động
ra sao nếu họ ở vị trí của ông Tướng ở vào cái thời điểm và nơi chốn của
một ngày nóng bức, khi người ta vừa bắt được một người mà trước đó đã
bắn chết một, hai hay ba người lính Mỹ ?".

Chú ý: Hãng phim Giải Phóng dựa trên tấm ảnh này làm một bộ phim có tiêu đề Từ một tấm ảnh.

Nội dung phim:
Chuyện
xảy ra vào năm Mậu Thân - 1968, một chiến sĩ Cách mạng bị đem ra xử tử
ngay trên đường phố Sài Gòn. Lúc đầu, người ta cho rằng người chiến sĩ
bị ấy là đồng chí Bảy Lốp nhưng sau này, có nguồn tin cho rằng người
chiến sĩ ấy không phải là Bảy Lốp mà là Bảy Nà.

Phim muốn chuyển
tải đến người xem thông điệp rằng dù chiến sĩ ấy là ai đi chăng nữa đều
cũng là những chiến sĩ hy sinh vì Cách mạng mà đặc biệt là những chiến
sĩ Biệt động Sài Gòn.

Qua đó ca ngợi lòng dũng cảm, gan dạ sẵn
sàng hy sinh của những chiến sĩ Biệt động Sài Gòn nói riêng và Cách mạng
nói chung trong công cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước.

3. Có những con người mà chính kẻ thù cũng phải khâm phục


Các Bác Xem Xong Đừng Khóc Nhá 8

Đó
là câu nói của ông Fidel Castro khi nói về Che Guevara - người anh hùng
giải phóng dân tộc của châu Mỹ la tinh - Bức ảnh do nhiếp ảnh gia
Alberto Korda (1929-2001) chụp Che Guevara tháng 3 năm 1960, đúng vào
dịp lễ tưởng niệm những người thuỷ thủ Bỉ trên con tàu định mệnh chuyên
chở vũ khí vào CuBa đã bị những lực lượng phản cách mạng đánh đắm. Ông
đứng trên lễ đài và trong "khoảnh khắc quyết định", hình ảnh này qua ống
kính "lọt vào trái tim" của Korda, và ông đã bấm máy.


Hình
ảnh của Che Guevara đã biểu tượng cho khí phách, sự hiện ngang, mạnh
mẽ, sống có lý tưởng và chiến đấu vì chân lý của nhiều thế hệ trẻ cho
đến ngày nay.


Đây cũng là hình ảnh được sao chụp, có nhiều biến thể nhất và được in trên nhiều chất liệu nhất trên thế giới này.

Đây lại là một bức ảnh khác:Bức ảnh làm Che Guevera sống mãi

Các Bác Xem Xong Đừng Khóc Nhá 14

Bức
ảnh chụp Che ở Bolivia vào năm 1967 khi ông đã bị chết. Trước khi chôn
cất ông vào một nơi bí mật, chính quyền Bolivia khi đó quyết định cho
phóng viên vào chụp ảnh để họ chứng minh rằng Che đã chết.

Nhưng
đã là một huyền thoại thì những cố gắng sát hại lại tạo nên sự bất
diệt. Bức ảnh này loan đi toàn thế giới và tình cảm dành cho Che lại
càng sống hơn bao giờ.



4. Hãy cứu tôi (29/04/1945)(Tội Nghiệp ông Này Các Bác Xem Xong Đừng Khóc Nhá 999101 Quá Đi)


Các Bác Xem Xong Đừng Khóc Nhá 5

Đây
là một trong những tác phẩm xuất sắc của nhiếp ảnh gia Eugene Smit
(1918 - 1978). Bức ảnh được chụp trong thời kỳ 1942-1945 khi ông đưa tin
về cuộc chiến ở khu vực Đại Tây Dương. Tác phẩm chụp một thương binh bị
bỏ lại trên chiến trường Okinawa, xen lẫn giữa những tiếng rên xiết vì
đau đớn là những lời nguyện cầu mong được sống: Hãy cứu tôi !!!

5. Cái chết của một người lính Iraq /Ken Jarecke

Các Bác Xem Xong Đừng Khóc Nhá 19(Bức Ảnh Này Làm Cho Cả Thành Phố Kuwait Cảm Động Các Bác Xem Xong Đừng Khóc Nhá 484587788)



Chúng
tôi đi từ phía Tây Iraq, từ Nasiriya về phía Basra, Đến đường caotốc số
8 và bắt đầu đi về phía Nam, tới thành phố Kuwait. Hình ảnhngười lính
Iraq là hình ảnh vô tình tôi chợt nhìn thấy trên đường đi:một chiếc xe
tải, giữa đường cao tốc hai làn xe. Tôi chỉ biết chắc làanh ta đã nỗ lực
những phút giây cuối cùng trong cuộc đời, để đượcsống, và biết rằng
cuộc đời đáng để anh ta sống. Khi phim được tráng vàđến văn phòng của AP
ở New York, họ in và cho mọi người xem, nhưng rồihọ rút lại. Họ cho
rằng nó quá nhạy cảm, quá khủng khiếp ngay cả chobiên tập viên các tờ
báo để xem, chứ đừng nói đến việc AP cho họ quyềnđược đăng lại không. Vì
vậy, hầu như bức hình này không xuất hiện ở Mỹ.Ở Anh, tờ London
Observer đã đăng bức hình này đầu tiên.
Trả lời nhanh

Message reputation : 50% (2 votes)

ღ۩●¥ØøÇђÜñ●۩ღ
ღ۩●¥ØøÇђÜñ●۩ღ
ღ۩●¥ØøÇђÜñ●۩ღ
ღ۩●¥ØøÇђÜñ●۩ღ
Danh hiệuTuyệt Thế Vô Song

Tuyệt Thế Vô Song

???? @@

xokute
xokute
xokute
xokute
Danh hiệuThành Viên Cấp 4

Thành Viên Cấp 4

-. Kinh khủng quá :oe

xtbl9x
xtbl9x
xtbl9x
xtbl9x
Danh hiệuThành Viên Cấp 6

Thành Viên Cấp 6

không có khóc

hasuper
hasuper
hasuper
hasuper
Danh hiệuThành Viên Cấp 4

Thành Viên Cấp 4

bt k có j là khóc cả :kc

๖ۣۜSilver
๖ۣۜSilver
๖ۣۜSilver
๖ۣۜSilver
Danh hiệuThành viên mới

Thành viên mới

(__._)

newstyle9x
newstyle9x
newstyle9x
newstyle9x
Danh hiệuThành Viên Cấp 3

Thành Viên Cấp 3

thấy cái người mà nói cứu tôi vs cảm động :(

Sponsored content
Sponsored content
Danh hiệu

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Facebook comment